Tính Bể Phốt
Nguyên tắc thiết kế bể phốt
Cập nhật : 11/08/2015 Lượt xem : 8580 Cỡ chữ
Nguyên tắc thiết kế bể phốt
 
1.   Khái niệm và Tác dụng
-       Bể phốt là nơi lưu trữ các chất thải ở dạng đặc hoặc lỏng để chúng phân hủy thành các chất lỏng và thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.
-       Phục vụ cho 1 hộ gia đình hoặc 1 nhóm hộ gia đình như:  chung cư, văn phòng, bệnh viện, trường học, nhà hàng….
-        
2.   Nguyên lý bể phốt:
-       Nước chảy vào bể phốt được lắng cặn, lên men, phân hủy sinh học hiếm khí làm cho các chất rắn tan dần trong nước,  bớt mùi hôi thối.
-       Thông thường Bể có 3 ngăn, nước thải trước tiên đi qua ngăn thứ nhất (ngăn chứa) chiếm 50-75% thể tích bể, phần lớn các cặn sẽ được lắng xuống và phân huỷ kỵ khí, sau đó nước thải qua ngăn lắng thứ 2(Ngăn lắng) chiếm 20-25% thể tích bể, tại đây các cặn lơ lửng tiếp tục phân huỷ kỵ khí. Dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Nước thải qua ngăn thứ 3(Ngăn lọc) chiếm 20-25% thể tích bể,  vẫn còn chứa nhiều hợp chất hữu cơ do đó cần phải lưu thêm thời gian để phân huỷ tiếp
 
3.   Vật liệu xây dựng bể phốt:
-       Xây gạch ( chủ yếu)
-       Bê tông cốt thép ( dùng cho các bể lớn)
-       Kết hợp đổ bê tông cốt thép và xây gạch
-       Composite
 
4.   Các sự cố bể phốt và nguyên nhân:
-       Bị nổ ( do 1 khí trong bể phốt lên men trong thời gian dài mà không thoát được gây áp suất lớn và làm nổ bể )
-       Rò rỉ gây bốc mùi hay ô nhiễm nguồn nước (do thi công, do nền đất yếu…)
-       Tắc bể phốt ( bể phốt không thể thoát nước ra hệ thống thoát nước bên ngoài được) (do kích thước bể quá nhỏ so với lượng chất thải sinh hoạt của con người), do thiết kế không hợp lý, do vệ sinh không đúng cách…)
-       Sập, nứt bể phốt(ít xảy ra) ( do tải trọng bên trên  lớn, do vật liệu xây bể, do nền bể yếu…)
Chi phí thông tắc bể phốt giao động từ 1-2 triệu. Phụ thuộc vào thể tích bể phốt, vị trí địa lý để xe có thể vào….
5.   Nguyên tắc thiết kế:
-       Xác định lưu lượng thải sinh hoạt
-       Xác định thể tích bể chứa
-       Căn cứ vào địa hình mà đặt vị trí phù hợp
-       Chọn giải pháp vật liệu xây dựng bể phốt
6.   Cấu tạo bể phốt:
-       Ngăn chứa: là ngăn lớn nhất và trực tiếp chứa các chất thải cặn bã
-       Ngăn lắng:  Là ngăn trung gian để lọc qua 1 phần cặn từ ngăn chứa, và là ngăn phân hủy các chất thải thành dạng bùn
-       Ngăn lọc: Là ngăn cuối cùng, ngăn này đã
-       Do bể tự hoại có hai phần: phần lắng và phần chứa cặn nên kích thước bể được tính như sau.
-       a. Thể tích phần lắng của bể tự hoại ( W1, m3).
 
3. Vận hành kỹ thuật bể tự hoại .
Bể tự hoại có thể đưa vào sử dụng ngay sau khi xây dựng. Nó không cần một yêu cầu đặc biệt nào trước khi đưa vào vận hành. Tuy nhiên sự lên men bùn cặn phải bắt đầu sau vài ngày. Bùn cặn lên men phải được hút sau 1 đến 3 năm bể hoạt động. Tại thời điểm hút, phần bùn cặn chưa lên men nằm phía trên vì thế ống hút của máy bơm phải đặt sâu xuống đáy bể. Thông thường người ta giữ lại khoãng 20% lượng bùn cặn để '' gây men '' cho bùn cặn tươi đợt sau.

                                         Bảng Thể tích bể tự hoại của nhà ở


Ý kiến bình luận:
CÁC TIN LIÊN QUAN:
Nguyên tắc thiết kế bể phốt(Bể tự hoại) (10/08)
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Mr Hưng
Ms Trà
0966-037-525
Kết nối với chúng tôi
Fanpage facebook
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online: 12

Tổng truy cập: 3644193

Download Excel tính tải trọng gió theo TCVN 2737-2023